15 dấu hiệu chứng tỏ doanh nghiệp bạn cần đổi mới bộ máy bán hàng ngay lập tức

Middle qu%e1%ba%a3n l%c3%bd quy tr%c3%acnh b%c3%a1n h%c3%a0ng salesforce sales cloud  10Quản lý & triển khai tốt quy trình bán hàng là một quá trình bao gồm rất nhiều công việc, vấn đề khác nhau. Bài toán đặt ra hiện nay là nếu các doanh nghiệp tại Việt Nam muốn đa dạng hóa mặt hàng, mở rộng quy mô kinh doanh hiệu quả và bền vững thì nhà quản lý lẫn nhân viên bán hàng cần phải giải quyết thật tốt và kịp thời những khó khăn, vướng mắc còn tồn đọng trong việc vận hành bộ máy bán hàng, trước khi nó gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu và chất lượng hoạt động của cả một hệ thống.

Bài viết dưới đây xin chia sẻ 15 “dấu hiệu” cho biết doanh nghiệp của bạn đang gặp trục trặc trong việc vận hành và quản lý bộ phận bán hàng nhằm giúp nhà quản lý có thể đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời & hiệu quả.

Xem thêm: Bắt mạch 4 điểm yếu phổ biến về Chăm sóc khách hàng của Doanh nghiệp Việt

1. Nhân viên Sales thường không chủ động xác định sẵn các lộ trình tiếp xúc, làm việc với khách hàng, điều này khiến quy trình bán hàng bị kéo dài, thời gian chốt hợp đồng lâu hơn, khiến hiệu suất và doanh số bán hàng thấp.
2. Nhà quản lý không nắm được lịch sử chăm sóc, hành vi mua hàng khách hàng, các ghi chú chi tiết và đều đặn của Sales, dẫn đến việc thiếu sót thông tin đề phân tích và định hướng sai tiềm lực khách hàng. 
3. Dữ liệu khách hàng trên nhiều hệ thống bị phân tán, lịch sử & thông tin của khách hàng thường xuyên bị mất khi nhân viên Sales rời công ty, mang theo hồ sơ của các khách hàng cũ. 
4. Việc lưu trữ & bảo mật hệ thống thông tin khách hàng chưa cao, dễ bị rò rỉ thông tin do sử dụng những phần mềm nhập liệu truyền thống.
5. Salesman phát triển tự phát theo từng người, người có năng lực cao tiếp tục đạt được nhiều thành tích, người có năng lực thấp liên tục thất bại và bỏ lỡ cơ hội bán hàng, và điều tệ hại hơn là họ đều không lý giải được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
6. Doanh nghiệp và nhà quản lý không đánh giá được các năng lực thực sự của các Salesman. Đôi khi, Sales giỏi rơi vào địa bàn kém bị đánh giá thấp hơn nhiều so với Sales kém rơi vào địa bàn màu mỡ. 

Xem thêm: Vì sao hơn 100,000 doanh nghiệp toàn cầu đang sử dụng Sales Cloud để tăng doanh thu bán hàng?

7. Nhà quản lý không theo dõi được chặt chẽ tiến trình từ lúc khởi tạo đơn hàng cho tới khi ký hợp đồng, không thể kiểm soát được chi tiết nhân viên Sales đang làm gì, chăm sóc và định hướng như thế nào với từng nhóm đối tượng khách hàng.
8. Salesman có thể đưa ra hàng vạn lý do để chối bỏ trách nhiệm hoặc bao biện cho việc làm sai hỏng như làm mất lòng khách hàng, bỏ lỡ cơ hội bán hàng,... Đây là những vấn đề mà nhà quản lý khó có thể kiểm soát và xác minh.



9. Nhà quản lý khó tính toán được thời gian làm việc và số lượng công việc phù hợp cho từng Salesman để có thể phân chia và sắp xếp các đơn hàng một cách hiệu quả nhất.
10. Doanh nghiệp khó thăm dò, khảo sát được thông tin và nhu cầu của khách hàng do mỗi Sales tự tương tác với khách hàng theo một kiểu, điều này đôi khi gây ảnh hưởng đến danh tiếng, uy tín của doanh nghiệp.
11. Doanh nghiệp không rèn luyện được cho Sales những kỹ năng, quy trình bán hàng chuẩn và thống nhất chung, dẫn đến tình trạng thiếu chuyên nghiệp, tốn thời gian và chi phí.
12. Nhà quản lý không phân tích được dữ liệu phục vụ chiến lược kinh doanh, khó đưa ra được những dự báo, dự đoán về hành vi mua hàng của khách hàng và hiệu quả bán hàng trong tương lai để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho phù hợp.
13. Không tạo được các báo cáo chuyên sâu về hiệu quả làm việc, bán hàng theo từng bộ phận kinh doanh, nhóm sản phẩm, khu vực, thời gian.
14. Chưa đo lường được năng lực hoạt động, hiệu quả kinh doanh, KPI của từng nhân viên Sales và các bộ phận kinh doanh có liên quan.
15. Chưa phân quyền quản trị, bảo mật thông tin về các hoạt động bán hàng nói riêng và hệ thống doanh nghiệp nói chung theo từng bộ phận, cấp bậc quản lý và khu vực.

Quản lý chặt chẽ hoạt động bán hàng và đánh giá hiệu quả là một công việc phức tạp và khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian và qua nhiều giai đoạn đối với nhà quản lý trong các doanh nghiệp. Thách thức đặt ra là làm cách nào để quản lý bán hàng và theo dõi khách hàng một cách khoa học, tiết kiệm thời gian và giảm thiểu chi phí tối ưu. Lúc này, một giải pháp CRM (Quản lý quan hệ khách hàng) phù hợp sẽ là “thuốc giải” hữu ích nhất cho doanh nghiệp để có thể giải quyết tốt những vấn đề nêu trên.

Xem thêm: Tìm hiểu về Salesforce - Giải pháp Bán hàng số 1 Thế giới
G icon 60

Gimasys

Social Links

Đăng ký dùng thử Miễn phí
Hotline 090 856 2750